Tại Việt Nam, thị trường xe ô tô vô cùng đa đạng, mỗi hãng xe đều có từng phân khúc, từng nhóm xe khác nhau. Với những người chuyên sử dụng trong ngành ô tô thì các thuật ngữ sedan, hatchback, CUV, SUV, … vô cùng quen thuộc. Nhưng với những ai mới tìm hiểu, hay mong muốn sở hữu một xế cưng cho riêng mình thì các thuật ngữ này dường như khá xa lạ. Vì vậy bài viết này sẽ phân tích từng thuật ngữ này để bạn hiểu rõ hơn về từng dòng xe.

1. Dòng xe Hatchback

Hatchback là một dạng biến thể của sedan. Dòng xe này có chiều dài ngắn hơn Sedan và điểm khác biệt duy nhất là khoang hành lý phía sau thông với khoang hành khách. Phần mui xe nối dài từ đầu khoang hành khách đến hết đuôi xe tạo thành một cửa mở cốp phía sau. Hatchback có tổng cộng 3 hoặc 5 cửa.

Thông thường băng ghế sau của Hatchback thường có thể gập lại tạo không gian hành lý tối ưu khi cần thiết. Vì vậy, Hatchback thường được dùng để vận tải hành khách, cá nhân hay gia đình có nhu cầu nhiều hành lý. Các mẫu Hatchback thường nhỏ gọn, tiện lợi, linh hoạt cho việc di chuyển trong đô thị.

Hyundai Grand i10 2020 được xem là dòng xe Hatchback
Hyundai Grand i10 2020 được xem là dòng xe Hatchback

Các mẫu xe Hatchback thường được sử dụng trong nước: Kia Morning, Hyundai Grand i10, Toyota Yaris, Chevrolet Spark, Suzuki Celerio, Honda Jazz, Ford Focus…

2. Dòng xe Sedan

Sedan là dòng xe phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới. Kết cấu Sedan gồm 3 khoang tách biệt hoàn toàn:

  • Khoang động cơ phía trước
  • Khoang hành khách
  • Khoang hành lý phía sau

Sedan được thiết kế 2 khoang trước, sau thấp hơn khoang hành khách. Mẫu xe này thường có cấu trúc 2 hàng ghế, 4 cửa chia đều 2 bên gồm 4 – 5 ghế ngồi. Sedan có khoảng sáng gầm xe thấp thường dưới 200 mm.

Vì khoang động cơ tách biệt nên khả năng cách âm của sedan cực kì tốt. Vì vậy dòng xe này thường dùng cho mục đích đi lại hay công việc, ít dùng để vận chuyển hàng hóa vì khoang hành lý có không gian còn hạn chế.

Hyundai Accent được xem là dòng xe Sedan phân khúc B
Hyundai Accent được xem là dòng xe Sedan phân khúc B

Các mẫu xe phổ biến trên thị trường hiện nay như: Hyundai Accent, Toyota Vios, Toyota Camry, Toyota Altis, Mazda 6, Mercedes Benz E-class sedan, Honda Accord…

4. Dòng xe MPV

MPV là tên viết tắt của cụm từ Multi-Purpose Vehicle – mẫu xe đa dụng, nó còn có thêm tên gọi khác là Minivan. MPV nổi bật với khả năng linh động trong việc chuyên chở hành khách và hàng hóa.

Kết cấu chung của MPV gần giống SUV, tuy nhiên MPV có những đặc trưng riêng:

  • Phần đầu xe khá ngắn
  • Phần thân thon dài, trần xe cao
  • Thường có 7 -10 chỗ ngồi tùy theo từng biến thể khác nhau
  • Gầm xe cao hơn sedan hay hatchback nhưng thấp hơn SUV
  • Hàng ghế sau cùng thường có thể trượt hoặc gập lại tạo không gian chở hành lý

Không gian trên MPV khá rộng rãi, thoải mái cho hành khách phù hợp cho những ai có nhu cầu chuyên chở hành khách hạng sang hoặc gia đình đông người, có nhu cầu chuyên chở hàng hóa nhiều.

Xe Suzuki Ertiga 2020 được xem là dòng MPV

Các dòng xe phổ biến hiện nay như: Mitsubishi Xpander, Kia Rondo, Suzuki Ertiga, Mercedes V-Class, Peugeot Traveller, Toyota Innova, Ford Tourneo…

4. Dòng xe Crossover (CUV)

Crossover hay còn gọi đầy đủ Crossover Utillity Vehicle (CUV) là dòng xe đa dụng “lai” giữa SUV và hatchback lẫn sedan hay coupe. CUV sử dụng kết cấu thân xe liền khung giống xe du lịch thay vì khung rời như SUV cho trọng lượng nhẹ trong khi không gian vẫn rộng rãi không kém một chiếc xe thể thao đa dụng. Có thể nói crossover chính là tinh hoa của những dòng xe kể trên.

Picture

Nhờ sự kết hợp độc đáo này mà crossover sở hữu khung gầm cao không thua kém nhiều so với SUV, tầm quan sát cũng cao và rộng hơn sedan. Ngoài ra, không gian bên trong cũng thoải mái hơn, có thể thêm hàng ghế thứ 3 cùng khoang hành lý rộng rãi. Đây đều là những đặc điểm vốn chỉ có trên dòng xe thể thao đa dụng mà thôi.

Hyundai Tucson được xem là dòng xe Crossover (CUV)

Trên thực tế hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cùng một hãng xe có thể tìm thấy cả những mẫu SUV và Crossover, do đó các hãng thường điều chỉnh khiến hai dòng xe này về gần nhau, đây là giải pháp linh động cho những người sống thành thị nhưng thích phong cách SUV do đó cách gọi crossover là SUV vẫn được chấp nhận.

Hầu hết những xe gầm cao cỡ nhỏ và trung hiện nay đều dùng thiết kế Crossover, dạng thân unibody (khung liền thân) chứ không phải kiểu thân body on frame (thân trên khung) của SUV truyền thống. Vì nhờ thiết kế khung liền này, xe chạy khá êm trên đường mấp mô và cũng không có cảm giác “bồng bềnh” khi đi tốc độ cao như SUV.

Các dòng xe crossover phổ biến tại Việt Nam gồm có Honda CR-V, Honda HR-V, Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Mitsubishi Outlander,…

5. Dòng xe SUV

SUV là viết tắt của cụm từ Sport Utility Vihecle, đây là mẫu xe thể thao đa dụng. Nghĩa là, dòng xe này được thiết kế theo kiểu dáng thể thao, khung gầm cao, chắc chắn, thường dẫn động 4 bánh.

Kết cấu SUV gồm 2 khoang: động cơ và khoang hành khách thông với khoang hành lý. Gồm 5 – 7 chỗ ngồi, 2 – 3 hàng ghế, thường có 5 cửa. Hàng ghế thứ 3 (nếu có) thường có thể gập lại tạo khoang hành lý.

SUV có thiết kế vuông vắn, sử dụng động cơ mạnh mẽ, thể hiện khả năng chinh phục mọi địa hình vượt trội. SUV rất thông dụng trong nhiều điều kiện địa hình khách nhau, nên còn gọi là mẫu xe thể thao đa dụng.

Hyundai Santafe 2020 được xem là dòng SUV

Các mẫu SUV thông dụng tại Việt Nam như Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero, Hyundai Santa Fe, Nissan Terra, Kia Sorento, …

6. Pickup

Pickup là dòng xe bán tải, là sự kết hợp giữa xe tải cỡ nhỏ và xe gia đình. Nó gống như một chiếc SUV nhưng lại mang theo thùng chở hàng phía sau xe. Kết cấu của Pickup bao gồm:

  • Khoang động cơ
  • Khoang hành khách tách biệt có kết cấu đơn hoặc đôi tùy từng loại xe
  • Khoang chở đồ có vách xe thấp

Pickup rất tiện dụng cho việc đi lại hàng ngày vừa phục vụ cho nhu cầu công việc. Khoang hàng hóa tách rời giúp tiện lợi cho việc vận chuyển đa dạng các loại hàng hóa khác nhau với trọng lượng có thể lên đến 900 kg. Khung gầm pickup tương tự như xe tải, tạo sự chắc chắn và khả năng chịu tải cao, thiết kế có thể vượt nhiều loại địa hình khác nhau.

 

Các mẫu xe bán tải được sử dụng phổ biến ở Việt Nam: Chevrolet Colorado, Ford Ranger, Isuzu D-max, Mekong Premio, Mitsubishi Triton, Mazda BT-50, Nissan Navara, Toyota Hilux…

7. Dòng xe Coupe

Coupe là dòng xe mui kín thiết kế gần giống với Sedan nhưng có 2 cửa, mái dốc về đuôi và không có trụ B nhưng vẫn còn có nhiều biến thể khác nhau của dòng xe này, đặc biệt là coupe 4 cửa.

Những đặc điểm nổi bật của dòng xe Coupe:

  • Dáng thể thao, mui kín cố định (không xếp lại được), tiếng bô nổ nghe giòn vang.
  • Có 2 cửa (gần đây có xuất hiện một số xe Coupe 4 cửa: Audi A7, Mercedes-Benz CLS).
  • Có 2 chỗ ngồi (hoặc 2+2 chỗ, với 2 ghế phụ nhỏ phía sau có thể tích nhỏ hơn 0,93m3 hay 33ft3).
  • Đuôi xe ngắn, mui dài.
  • Không có cột B (cột ở giữa thân xe).

8. Dòng xe Wagon

​Xe Wagon cơ bản được định nghĩa là một chiếc Sedan nhưng được kéo dài đuôi ra phía sau, đuôi xe cao hơn, có 5 cửa, có cửa sau mở ra và phần đuôi xe thông với khoang hành khách. Xe Wagon có điểm giống xe Hatchback đó là chỉ có 2 khoang đó là khoang động cơ và khoang hành khách lẫn hành lý. Nói dễ hiểu hơn đó là xe Wagon là một chiếc Minivan nhưng thấp bằng chiếc Sedan…

Picture

​Dòng xe mang “hình hài” của hatchback nhưng lại có kích thước của một chiếc Sedan, chiều dài xe tương đương hoặc dài hơn một chiếc Sedan.
Thị trường Việt Nam khá hiếm các xe loại này, đơn cử có dòng CLS của Mercedes sở hữu giá thành trên 3 tỉ đồng. Trên thế giới, người dùng ô tô tại thị trường châu Âu cực kỳ yêu thích dòng xe này